Kỳ 3: CÁC DÁNG THẾ CƠ BẢN VÀ THUỘC TÍNH CỦA BONSAI (Tiếp theo kỳ 2)
I. CÁC DÁNG THẾ CƠ BẢN CỦA BONSAI
Bao gồm có 05 dáng cơ bản của Bonsai: Dáng trực, dáng xiên, dáng nghiêng, dáng hoành (bay, nữa thác đổ), dáng thác đổ.
1. Dáng trực: Gồm có 03 dáng chính: Trực thẳng, trực lắc và trực gẫy:
a. Trực thẳng: Là dáng cây có thân cây mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi và thon dần từ gốc đến ngọn (đầu voi đuôi chuột).
b. Trực lắc: Dáng cây này hay gặp ngoài thực tế, là dáng cây có thân cây lắc lượng, uốn cong và thon dần từ gốc đến ngọn (đầu voi đuôi chuột). Lưu ý dáng cây này có ngọn cây trùng với tâm gốc theo chiều thẳng đứng (hình vẽ).
c. Trực gẫy: Dáng cây này thường ít gặp trong thực tế, là dáng cây có thân lên thẳng 01 đoạn sau đó gẫy về một phía có thể bên trái hay bên phải tùy theo hướng lượng của cây và thon dần từ gốc đến ngọn (đầu voi đuôi chuột). Lưu ý dáng cây này có ngọn cây lệch về một phía so với tâm gốc theo chiều thẳng đứng (hình vẽ).
2. Dáng xiên
- Bao gồm có 02 dáng chính: Dáng xiên và dáng cong chữ C.
a. Dáng xiên: Là dáng cây có thân nằm xiên một gốc nhỏ hơn 300, có thể xiên về bên trái hoặc bên phải của trường nhìn và thon dần từ gốc đến ngọn (đầu vôi đuôi chuột). Lưu ý dáng cây này có ngọn cây nằm lệch một bên so với tâm gốc cây theo chiều thẳng đứng (hình vẽ ).
b. Dáng cong chữ C: Là một dáng cây thuộc dáng xiên nhưng thân cây có dáng cong tròn như chữ C. Điểm khác biệt ở dáng cây này với cây dáng xiên là ở chổ ngọn cây của dáng này bắt buộc phải được bố trí trùng với tâm gốc cây theo chiều thẳng đứng (hình vẽ).
3. Dáng nghiêng
Là dáng cây có thân nằm nghiêng và lệch về bên trái hay bên phải của trường nhìn một góc 30 - 600 tùy theo từng cây và thon dần từ gốc đến ngọn (đầu vôi đuôi chuột). Lưu ý dáng cây này có ngọn cây nằm lệch một bên so với tâm gốc của cây theo chiều thẳng đứng (hình vẽ).
4. Dáng hoành (bay, nữa thác đổ)
Là dáng cây có thân nằm ngang hoặc dưới mép chậu một chút với một góc 60-900 và có hình dạng giống như một cây mọc ra ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khoảng tầm giữa lưng chậu. Thân cây thon dần từ gốc đến ngọn (đầu vôi đuôi chuột). Lưu ý ngọn cây của dáng hoành (bay, nữa thác đổ) được bố trí ở cành hoành, cành bay, cành nữa thác đổ (hình vẽ).
- Chậu bắt buộc phải chọn chậu có độ sâu tương đối và trưng trên đôn cao là một yếu tố quyết định trong ấn tượng của tác phẩm.
5. Dáng đổ (Thác đổ)
Là dáng cây có thân được bố trí đỗ xuống thấp hơn đáy chậu với một góc lớn hơn 900 và có hình dạng giống như một ngọn thác chảy qua ghềng đá. Thân cây thon dần từ gốc đến ngọn (đầu vôi đuôi chuột). Lưu ý ngọn cây của dáng cây thác đỗ được bố trí ở cành đổ (hình vẽ).
- Chậu bắt buộc phải chọn chậu có độ sâu cao và trưng bày trên đôn cao là một yếu tố quyết định trong ấn tượng của tác phẩm.
- Cây dáng thác đổ có ngọn cây nằm ở cành đổ (hình vẽ)
* Ngoài các dáng thế cơ bản trên, trong nghệ thuật Bonsai còn có dáng, thế khác như: Văn nhân, gió lùa (bạc phong), 2 thân, 3 thân, 5 thân, rừng cây, bè cây...
Dáng Văn nhân Thân cây mảnh khảnh, cao thong dong
Dáng gió lùa (Bạc phong) cây có dáng như là đang nằm trong ùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng cần chú ý đến kiểu cành bị gió bõa thổi
![anh tin bai](https://storage-vnportal.vnpt.vn/cmu-khdn/5342/Hinhanh/dang-2-than.jpg)
Dáng hai thân Kiểu này có một cây lớn và một cây nhỏ hơn nối với nhau dưới gốc hoặc những thân cây cách biệt kiểu giống như "mẹ con". Nếu một cây có một nhánh con mọc trên thân thì cũng chưa đúng chuẩn của một cây hai thân
Dáng 3 thân
Dáng rừng cây, các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như một khu rừng theo nguyên tắc zích zách tam giác
II. CÁC THUỘC TÍNH CỦA BON SAI
- Gồm 06 thuộc tính:
1. Tính hình thức (tính khác biệt)
2. Tính gợi cảm
3. Tính nội dung (tính tư tưởng trong tác phẩm)
4. Tính cổ thụ
5. Tính tự nhiên
6. Tính thu gọn
(hết kỳ 3, mời xem tiếp kỳ 4: Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng một tác phẩm Bonsai)
Quốc Tuấn