image banner
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC ĐBSCL VÀ NHU CẦU NGUỒN LỰC CHO CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THUẬN THIÊN
Lượt xem: 16

Trong khuôn khổ tọa đàm “nông nghiệp sáng tạo cho phát triển xanh và bền vững” do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau thực hiện ngày 27/9 vừa qua, có ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tham dự và báo cáo tham luận “Tổng quan về tình hình phát triển của khu vực ĐBSCL và nhu cầu nguồn lực cho các giải pháp phát triển thuận thiên”.

Từ năm 2022, tăng trưởng kinh tế ĐBSCL có sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng 8,5%. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ĐBSCL đạt 6,01% cao hơn so với cả nước (4,24%). Trong đó, tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục được duy trì và tăng cao. Mặt dù giữ vai trò là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng của cả nước nhưng ĐBSCL vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lao động trong lĩnh vực này lại có trình độ thấp, có đến 90% lực lượng lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chưa qua đào tạo (năm 2020). Để giải quyết những khó khăn, thách thức này, ĐBSCL cần nhiều nguồn lực cho các giải pháp để phát triển bền vững và thích ứng với biến đối khí hậu (BĐKH). Theo ông Lê Thanh Tùng, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới dạng hình thái vật chất hoặc dưới hình thái giá trị. Xét theo hình thái vật chất, để phát triển thuận thiên ĐBSCL cần nhu cầu về cơ sở hạ tầng, phương tiện và điều kiện sản xuất kinh doanh, nhu cầu về nguồn lực tài chính, nhu cầu về nhân lực, nhu cầu về cơ chế chính sách, nhu cầu công nghệ và chuyển đổi số.

Riêng về cơ chế chính sách, ông Tùng cho rằng, cơ chế chính sách cần phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, khi triển khai thực hiện phải hiệu quả, có tính ổn định, lâu dài và quan trọng cần có tính đổi mới và ứng dụng. Ngày 17/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với Biến đổi khí hậu. Tại Nghị quyết này đã nêu rõ những chủ trương, định hướng phát triển vùng ĐBSCL và nhiệm vụ cụ thể của từng Bộ, Ngành có liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết. Trong nhu cầu về công nghệ và chuyển đổi số, cần ứng dụng nhiều công nghệ mới hiện đại kể cả trí tuệ nhân tạo AI vào trong phát triển nông nghiệp. Thực hiện các mô hình nông nghiệp thích ứng BĐKH, giảm phát thải, mô hình kinh tế tuần hoàn để tiến tới phát triển xanh và bền vững. Trong báo cáo, ông Lê Thanh Tùng cũng có kiến nghị và đề xuất các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL (chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ) đáp ứng tình hình mới, nhiệm vụ mới; Các địa phương cần sáng tạo, quyết liệt trong xây dựng, triển khai các giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực và kiến tạo những động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn; Tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển các doanh nghiệp hợp tác xã, công nhân nông nghiệp, phát triển cộng đồng sản xuất nông sản chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, trên nền tảng tôn tạo, phát triển văn hóa, truyền thống của địa phương./.

Việt Trinh - TTKN Cà Mau

Thống kê truy cập
  • Đang online: 34
  • Hôm nay: 149
  • Trong tuần: 1 283
  • Tất cả: 51797