image banner
TỪ MÔ HÌNH RAU THỦY CANH CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN SẢN PHẨM OCOP
Lượt xem: 2

Với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng nguồn rau sạch, an toàn và chất lượng, ông Phan Văn Biển – ngụ tại ấp 2, phường An Xuyên, tỉnh Cà Mau đã quyết định từ bỏ công việc giám đốc với mức lương hơn 20 triệu đồng/tháng để trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao.

anh tin bai
 

Sau nhiều năm miệt mài đầu tư và nỗ lực cải tiến kỹ thuật, đến nay ông Biển đã xây dựng được khu nhà màng khép kín rộng 1.200 m², bao gồm khu sản xuất, khu ươm giống – sơ chế và khu dinh dưỡng. Hiện tại, mô hình của ông đang canh tác khoảng 17 loại rau các loại như: rau cải, xà lách, rau thơm... với sản lượng bình quân từ 150 – 200 kg rau tươi mỗi ngày. Sản phẩm được tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, đại lý, chợ đầu mối và khách hàng mua lẻ với giá dao động từ 35.000 – 45.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 150 – 200 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, 6 sản phẩm rau của ông đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, góp phần nâng cao uy tín, tạo niềm tin với người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc đạt chứng nhận OCOP không chỉ là minh chứng cho chất lượng sản phẩm, mà còn là động lực để ông tiếp tục phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững.

Mô hình trồng rau thủy canh công nghệ cao của ông Phan Văn Biển ứng dụng đồng bộ từ khâu chọn giống, canh tác, hệ thống tưới tiêu tự động đến thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Tất cả đều được kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

anh tin bai
 

Đây là mô hình tiêu biểu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thu nhập ổn định và là hướng đi đầy triển vọng cho nông dân địa phương trong thời gian tới.

Văn Gol – TT Khuyến nông

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 299
  • Trong tuần: 1 915
  • Tất cả: 105197