image banner
TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ TRÀ LÚA HÈ THU GIAI ĐOẠN TRỔ - CHÍN
Lượt xem: 74

Thời kỳ trổ bông đến chín là thời kỳ quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Nếu giai đoạn từ khi làm đòng trở về trước được xem là giai đoạn xây dựng thì giai đoạn trổ đến chín được xem là giai đoạn bảo vệ cây lúa và năng suất lúa. Thời kỳ trổ bông là lúc cây lúa rất mẫn cảm, bất kỳ loại dịch hại nào xuất hiện và tấn công trong giai đoạn này đều có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng khi thu hoạch

Theo báo cáo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật hiện nay các trà lúa Hè Thu chủ yếu giai đoạn làm đòng – trổ - chín, các đối tượng gây hại chủ yếu là Chuột, bệnh Bạc lá, Đạo ôn cổ bông và Lem lép hạt. Riêng Rầy nâu xuất hiện cục bộ tại huyện Trần Văn Thời giai đoạn lúa trổ - chín với mật số phổ biến 1.000 con/m2, có nơi 3.000 – 4.000 con/m2, Rầy chủ yếu tuổi 1 -3. Sau đây là những khuyến cáo của nhà chuyên môn đối với giai đoạn lúa hiện nay:

Rầy nâu: Hiện nay Rầy nâu đã xuất hiện cục bộ tại huyện Trần Văn Thời, bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm Rầy nâu, quan sát những chổ lúa mọc dầy xanh tốt, gần bờ vườn rậm rạp, khi rầy có mật độ 1.500 con/ m2 (2-3 con/tép lúa) có thể phun thuốc phòng trừ: Chess 50WG, Medino 60WG, Naxa 800ĐP, Pexena 106SC, Cây khỏe 90, Nấm 3 màu … Lưu ý khi thăm đồng, phát hiện mật số gầy cao, lúa giai đoạn sắp trổ, những nới lúa mọc dầy, bà con sử dụng máy bay phun thuốc cần sử dụng nhóm thuốc lưu dẫn mạnh và có thể bay 2 lần.

anh tin bai
 

Đối với Chuột: là đối tượng thường xuyên cắn phá gây hại do đó nông dân cần phải phòng trừ chuột đồng loạt, ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công như: dùng bẫy, gập, chó săn bắt,… chỉ sử dụng thuốc BVTV để diệt chuột khi thật cần thiết và chú ý an toàn cho người và vật nuôi, tuyệt đối không được diệt chuột bằng xung điện

Bệnh bạc lá: phát sinh và gây hại trên cây lúa, đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh có khả năng gây hại ở các bộ phận của cây nhưng thường gây hại ở bộ phận lá và lá đòng vào giai đoạn lúa đòng trổ đến chín sửa. Nếu như bị nhiễm nặng thì toàn bộ lá bị héo khô gây mất khả năng quang hợp dẫn đến giảm năng suất lúa từ 25-50%. Để phòng trừ bệnh bạc lá lúa bà con nông dân cần thực hiện các biện pháp sau: Đối với những ruộng lúa bị nhiễm bệnh bạc lá lúa bà con nông dân không nên bón phân đạm không phun các loại chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón lá đồng thời phun các thuốc đặc trị bệnh bạc lá khi bệnh chớm xuất hiện. Chú ý không bón thừa phân đạm ở giai đoạn bón phân đón đòng và bón bổ sung thêm các loại phân có chứa caxi và silic để tăng sức đề kháng cho cây.

anh tin bai

 Đạo ôn cổ bông: Do thời tiết hiện nay sáng trưa nắng nóng, chiều âm u, mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát sinh. Nếu vào giai đoạn lúa trổ nông dân cần chủ động và nên sử dụng thuốc kết hợp nhiều hoạt chất có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông như: Lsoprothiolane + Tricyclazole, fenoxanil + Tricyclazole, …

anh tin bai

Bệnh lem lép hạt: Xuất hiện từ giữa tháng 8 đến tháng 9 vào giai đoạn lúa trỗ - chín, tất cả các giống lúa đều bị nhiễm khi thời tiết mưa dầm, trời âm u, độ ẩm không khí cao, bệnh gây hại nặng. Bà con cần bón phân cân đối tránh thừa đạm, tang cường bón phân kali giai đoạn làm đòng cho lúa cứng cây chống chịu bệnh, giữ nước phù hợp cho lúa phát triển khỏe, thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm để phun thuốc phòng trừ, có thể chọn một trong các loại thuốc: Kasumin 25L, Aliette 800 WG, Visen 20SC, Physan 20SL …

anh tin bai
 

 Ngoài ra theo dự báo khí tượng thủy văn trong nhiều ngày nay sẽ có mưa nhiều sẽ làm cho các loại vi khuẩn gây hại do mưa gây ra, khuyến cáo bà con nên thăm đồng thường xuyên để có hướng khắc phục và phòng trị.

                                        

                                                                                  Thúy Lam – TT Khuyến nông

Thống kê truy cập
  • Đang online: 89
  • Hôm nay: 210
  • Trong tuần: 1 344
  • Tất cả: 51858