image banner
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN TRONG MƯA TRÁI VỤ
Lượt xem: 11

Trong những tháng gần đây, thời tiết trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn biến thất thường, mưa trái vụ xảy ra ở nhiều địa phương với tần suất và cường độ cao. Đây là một trong nhiều yếu tố gây bất lợi trực tiếp đến các chỉ tiêu môi trường vuông nuôi, đến sức khỏe tôm và hiệu quả sản xuất, nhất là trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến vì đây là mô hình còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Do đó, việc chủ động nắm bắt và ứng phó kịp thời các thay đổi bất thường của thời tiết sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại trong quá trình nuôi và góp phần vào việc ổn định năng suất cho loại hình nuôi này.

anh tin bai

1. Ảnh hưởng của mưa trái vụ đến môi trường ao nuôi

- Thay đổi đột ngột pH, độ đục, độ mặn: Lượng mưa lớn làm pha loãng nước dẫn đến làm giảm độ mặn, làm thay đổi pH và làm cho bùn đất trên bờ cuốn vào trong nước mưa từ đó làm tăng độ đục của nước vuông nuôi.

- Gia tăng ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng: Dòng chảy từ bờ vuông mang theo nhiều chất hữu cơ, phèn,… sẽ làm tăng độ lơ lững trong nước, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và quang hợp của tôm.

- Giảm lượng Oxy hòa tan ở trong nước: Trời âm u, nước mưa rửa trôi chất hữu cơ xuống ao khiến lượng Oxy bị suy giảm nhanh chóng.

- Góp phần làm tăng khí độc (NH, H2S) trong nuôi trường nước: lượng nước mưa lớn sẽ tạo điều kiện cho các loại khí độc phát sinh gây hại cho tôm.

 - Căng thẳng và gây Stress cho tôm: Do dao động các thông số môi trường trong nước vuông nuôi thay đổi liên tục khi có mưa lớn, kéo dài nên dễ dẫn đến tôm giảm ăn, suy yếu miễn dịch và tăng nguy cơ dịch bệnh trên tôm. Đặc biệt nguy hiểm nếu đàn tôm đang ở giai đoạn lột xác đồng loạt hoặc trong thời gian mới thả con giống.

2. Một số Biện pháp kỹ thuật quản lý các yếu tố môi trường khi gặp mưa trái vụ

- Theo dõi dự báo thời tiết: Chủ động theo dõi để có phương án che chắn, điều tiết nước kịp thời.

- Điều tiết và kiểm soát nước vào - ra, kiểm tra cống, bộng, kênh thoát nước để khi mưa lớn xảy ra có thể chủ động đóng, xả nước và luôn giữ mực nước trong vuông nằm ở ngưỡng an toàn. Nếu nước mưa quá nhiều, chủ động xả bớt qua hệ thống cống tràn để tránh ngập úng, hạn chế việc giảm mặn đột ngột và sự phân tầng nhiệt độ trong môi trường nước vuông nuôi.

- Thường xuyên duy trì mực nước trong vuông nuôi từ 1,2m - 1,5 m để giảm sốc do sự biến động nhiệt độ và độ mặn khi mưa lớn xảy ra.

- Nên bón vôi định kỳ để ổn định pH có thể sử dụng vôi CaCO hoặc Dolomite với liều lượng 7–10 kg/1.000 m², đặc biệt trước khi có mưa lớn xảy ra có thể bón thêm vôi trên các bờ bao, liều lượng 3-5kg/1.000m² để giúp hạn chế sự rữa trôi phèn, mùn bả hữu cơ theo dòng chảy của nước mưa vào trong vuông nuôi nhằm để hạn chế sự thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến tôm.

- Đối với các vuông nuôi có sử dụng các quạt nước, máy sụt khí thì khi có mưa lớn cần tăng cường thời gian vận hành các quạt nước, sụt khí để tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước, hạn chế sự phân tầng nước.

- Nếu có cho tôm ăn dặm thì cần giảm khẩu phần hoặc ngưng cho ăn khi có mưa lớn xảy ra.

- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh để ổn định môi trường nước, phân hủy chất hữu cơ, hạn chế phát sinh khí độc trong quá trình nuôi.

3. Một số khuyến nghị trong quản lý tổng thể

- Thiết kế vuông nuôi có mương bao, hệ thống thoát nước linh hoạt để chủ động xả nước khi mưa lớn.

- Có ao lắng hoặc ao dự trữ để điều chỉnh độ mặn sau mưa.

- Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường như: Độ mặn, pH, kiềm, Oxy, NH3, H2S... để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết.

- Theo dõi sức khỏe tôm hằng ngày, đặc biệt trong 2-3 ngày sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm xảy ra bất thường.

Tóm lại: Quản lý vuông nuôi quảng canh cải tiến khi gặp mưa trái vụ đòi hỏi sự linh hoạt trong điều tiết nước, giữ ổn định các yếu tố môi trường và quản lý thức ăn, phân bón chặt chẽ sẽ là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu rủi ro, ổn định năng suất và gia tăng hiệu quả nuôi tôm trong mô hình. Bên cạnh những biện pháp kỹ thuật thì bà con còn cần phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, các kênh thông tin của Trung tâm Khuyến nông như: Trang Web Khuyến nông Cà Mau, kênh YouTube Khuyến nông Cà …, bám chặt lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn và thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường vuông nuôi đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thì mới đảm bảo an toàn cho toàn vụ nuôi.

 

 

Thúy Lam – TT. Khuyến nông

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 49
  • Trong tuần: 1 622
  • Tất cả: 89379