image banner
TẬP HUẤN TOF THỰC HÀNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA FARMORE TRONG SẢN XUẤT LÚA BỀN VỮNG VÀ PHÁT THẢI THẤP
Lượt xem: 36

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030". Ngày 14/12/2024, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng với Trung tâm Khuyến nông Cà Mau tổ chức lớp “Tập huấn về thực hành sử dụng công cụ theo dõi và đánh giá hoạt động sản xuất lúa FarMoRe trong sản xuất lúa bền vững và phát thải thấp” tại Cà Mau.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ chương trình hướng đến sản xuất lúa bền vững, chất lượng cao và giảm phát thải nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Tham gia lớp tập huấn là cán bộ khuyến nông, thành viên Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Tổ Khuyến nông cộng đồng và người dân sản xuất lúa. Mục đích của lớp tập huấn là nhằm giúp cho cán bộ kỹ thuật và người dân nắm được cách theo dõi, đánh giá các hoạt động sản xuất lúa từ khâu chuẩn bị cho đến khi thu hoạch; nắm được cách sử dụng công cụ kỹ thuật số FarMoRe để tính toán lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa; nắm được lượng phát thải khí nhà kính từ ruộng lúa phát thải ra để cán bộ kỹ thuật và người dân chủ động điều chỉnh, cân đối lại quy trình sản xuất lúa ở vụ sau một cách hợp lý nhằm giảm chỉ số phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

anh tin bai

Tập huấn về thực hành sử dụng công cụ theo dõi và đánh giá hoạt động sản xuất lúa FarMoRe trong sản xuất lúa bền vững và phát thải thấp tại Cà Mau

Các học viên sẽ được giảng viên của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu về các nguồn phát thải khí nhà kính và các kỹ thuật giảm phát thải trong canh tác lúa; cách tính toán lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa; hướng dẫn sử dụng ứng dụng FarMoRe trên điện thoại thông minh để cập nhật thông tin về kỹ thuật canh tác, hiểu rõ dữ liệu được thu thập, diễn giải và phân tích dữ liệu trong đánh giá thực hành canh tác, đồng thời tính toán lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa từ ứng dụng FarMoRe. Song song với việc tiếp nhận thông tin do giảng viên truyền đạt thì các học viên cũng sẽ được cho thực hành bằng cách nhập các thông tin, dữ liệu trong sản xuất lúa và tính toán lượng phát thải khí nhà kính (tấn CO2 /ha/vụ) trên tổng số diện tích lúa được khảo sát từ ứng dụng FarMoRe trên điện thoại.

anh tin bai

Học viên thực hành nhập các thông tin, dữ liệu trong sản xuất lúa và tính toán lượng phát thải khí nhà kính bằng ứng dụng FarMoRe trên điện thoại

Lớp tập huấn ToF "Thực hành sử dụng công cụ theo dõi và đánh giá hoạt động sản xuất lúa FarMoRe trong sản xuất lúa bền vững và phát thải thấp" không chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng cho các học viên mà còn tạo tiền đề vững chắc để mở rộng mô hình sản xuất lúa bền vững chất lượng cao và phát thải thấp mà trong đó có thể xem ứng dụng FarMoRe sẽ là một giải pháp hiệu quả để quản lý và đánh giá các hoạt động nông nghiệp từ đó góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững./.

       Thúy Lam - TT. Khuyến nông

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 57
  • Trong tuần: 1 574
  • Tất cả: 60379