image banner
Hội nghị tổng kết Mô hình sản xuất lúa cung ứng sản phẩm hữu cơ bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm
Lượt xem: 10

Sáng ngày 05/12/2024 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Thới Bình, UBND xãTân Lộc, Hợp tác xã Tân Lộc Phát  tổ chức hội nghị tổng kết “ hình sản xuất lúa cung ứng sản phẩm hữu cơ bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm”.

Đến tham dự hội nghị có Ông Nguyễn Hoàng Bạo phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, lãnh đạo UBND xã Tân Lộc và đại diện Hợp tác xã Tân Lộc Phát, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp cùng hơn 50 nông dân các ấp tham dự hội thảo. Mô hình được triển khai tại Hợp tác xã Tân Lộc Phát, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với quy mô 30 ha với 25 hộ tham gia, các hộ tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 50% lúa giống và 50% phân bón hữu cơ. Vùng sản xuất lúa cung ứng sản phẩm hữu cơ bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm nằm trong quy hoạch sản xuất lúa của địa phương, có kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi thuận lợi, cách ly xa với các nguồn có thể gây ô nhiễm (khu công nghiệp, xí nghiệp chế biến, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ...), có vùng đệm cách ly an toàn.

anh tin bai

  Tại buổi hội thảo tổng kết các đại biểu được trực tiếp tham quan, đánh giá mô hình ngoài đồng ruộng và được nghe đại diện Trung tâm Khuyến nông, các hộ dân nông dân tham gia mô hình báo cáo kết quả thực hiện. Qua tham quan thực tế ngoài đồng ruộng, các đại biểu đánh giá cao về kết quả thực hiện mô hình như mật độ gieo sạ thấp chỉ 100kg/ha, chi phí sản xuất chỉ 17.075.000 đồng/ha, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, lợi nhuận 48.925.000 đồng/ha, đồng thời được Hợp tác xã Tân Lộc Phát bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá lúa tươi là 12.000 đồng/kg.

 Ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình còn có tác động lớn về mặt môi trường, sinh thái. Tạo ra sự liên kết trong sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuổi sản xuất lúa gạo, tăng thu nhập cho người sản xuất. Góp phần phát triển bền vững cho cây lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung. Tại buổi hội nghị, Ông Từ Văn An Giám đốc Hợp tác xã Tân Lộc Phát đại diện cho các thành viên của Hợp tác xã kiến nghị Trung tâm Khuyến nông Cà Mau tiếp tục mở rộng mô hình trên quy mô lớn hơn để nhiều thành viên được tham gia với phương châm đôi bên cùng có lợi, đồng thời hỗ trợ tập huấn quy trình sản xuất lúa hữu cơ, giới thiệu giống lúa có chất lượng, phân bón hữu cơ đảm bảo chất lượng cho thành viên cho Hợp tác xã. Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc khẳng định mô hình hình sản xuất lúa cung ứng sản phẩm hữu cơ bền vững gắn với tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tại ấp Hợp tác xã Tân Lộc Phát bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nông  dân.

anh tin bai

Trong xu thế hiện nay, mô hình này không chỉ tạo ra sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng mà về lâu dài còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo đất và nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất. Để mở rộng vùng lúa sản xuất hữu cơ trong thời gian tới, về phía địa phương sẽ liên kết với các Công ty, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo đầu ra ổn định cho người dân, để họ yên tâm sản xuất, mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần cho sự bền vững nền nông nghiệp địa phương, Hợp tã xã Tân Lộc Phát cần duy trì và mở rộng thêm diện tích còn lại.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình đánh giá đây là mô hình sản xuất bền vững, không sử dụng hóa chất trong quá trình thực hiện, hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, huyện Thới Bình tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy mạnh thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, quy hoạch vùng sản xuất lúa tôm - sạch gắn kết với xây dựng quy trình sản xuất lúa hữu cơ. Từ đó, góp phần nâng cao lượng lúa, gạo Thới Bình nói chung và xã Tân Lộc nói riêng và tạo điều kiện cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông dân. Các phòng chuyên môn cấp huyện cần rà soát các danh mục phân bón hữu cơ, thuốc Bảo vệ thực vật sinh học nằm trong danh mục để khuyến cáo nông dân sử dụng.

Ông Mã Huy, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau khẳng định, đây là mô hình góp phần tăng sự liên kết của các hộ sản xuất trong vùng, từng bước tiến tới hợp tác sản xuất hàng hóa cung ứng cho thị trường, giúp người nông dân an tâm sản xuất, tạo ra hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường rất lớn có ảnh hưởng phạm vi trong toàn tỉnh, tạo ra sự đột phá về tổ chức lại sản xuất lúa, tôm hữu cơ trong những năm tới, mô hình đã tác động tích cực đến nhận thức của người nông dân trong canh tác lúa, tôm, thay đổi tập quán canh tác cũ từ khâu chọn giống, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tăng chất lượng lúa gạo, an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng hiệu quả kinh tế. Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông kiến nghị, UBND huyện Thới Bình chỉ đạo Cơ quan chuyên môn và UBND các xã/thị trấn trong công tác nhân rộng Mô hình lúa hữu cơ,  UNBD xã Tân Lộc nơi triển khai thực hiện mô hình, tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả cho UBND huyện để tổ chức duy trì, Cơ quan chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tiếp tục cập nhật quy trình canh tác lúa hữu cơ.

                                                       Chí Nguyện, Trung tâm Khuyến nông Cà Mau

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 48
  • Trong tuần: 1 565
  • Tất cả: 60370