image banner
Bản tin thời tiết ngày 26/10/2024
Lượt xem: 4

Hiện nay, đang vào giai đoạn mùa mưa là thời điểm mà cá chình, cá bống tượng dễ mẫn cảm với một số bệnh, do vậy trong quá trình nuôi bà con nông dân cần lưu ý một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị như sau:

Bệnh do ký sinh trùng: Bao gồm nội ký sinh và ngoại ký sinh, bệnh thường xuất hiện quanh năm. Một số ký sinh trùng thường gặp trên cá chình, cá bống tượng:

- Rận cá:

+ Tác nhân: Do một số trùng thuộc giống Argulus  màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hoặc bọ cá, dễ nhận thấy bằng mắt thường.

+ Triệu chứng: Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu đồng thời phá hủy da, gây viêm loét tạo điều cho mầm bệnh khác tấn công.

+ Phòng và trị bệnh: Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm. Khi lấy nước vào ao nuôi phải qua túi lọc để hạn chế các loại ký sinh trùng như trùng mỏ neo, rận cá… xâm nhập vào ao nuôi. Khi lấy nước vào ao để khoảng từ 7 - 10 ngày để các loại trứng ký sinh nở thì tiến hành diệt tạp bằng hoá chất như đồng sunphat (CuSO4), liều lượng  0,5g/1m3 hoặc dùng thêm thuốc tím (KMnO4) với nồng độ 10g/m3.

- Nấm thủy mi:

+ Triệu chứng: Khi nấm mới phát triển mắt thường khó phân biệt, phần cuối sợi nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lững trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều trên thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng, thân cá gầy đen sẫm. Nấm càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm bệnh nặng thêm.

+ Phòng bệnh: Giữ môi trường nước luôn trong sạch, cho cá ăn đầy đủ, không nuôi với mật độ dầy hoặc làm cá bị xây xát.

+ Trị bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 5g/m3 nước, đồng thời kết hợp trộn kháng sinh Vime-Clean liều lượng 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục từ 5 - 7 ngày./.

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 21
  • Hôm nay: 354
  • Trong tuần: 1 488
  • Tất cả: 52002