image banner
LÚA - TÔM MÔ HÌNH SẢN XUẤT BỀN VỮNG
Lượt xem: 459

Mô hình sản xuất lúa - tôm là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng nguồn tài nguyên đất, cân bằng hệ sinh thái, mang tính bền vững cao về mặt môi trường, đã được áp dụng khá phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trong tỉnh Cà Mau nói riêng.

Theo Kế hoạch Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau năm 2024 diện tích sản xuất lúa tôm toàn tỉnh là 37.101 ha, trong đó diện tích lúa-tôm tập trung nhiều nhất là ở các huyện Thới Bình 18.881 ha, U Minh 14.900 ha, Trần Văn Thời 2.320 ha, Cái Nước 500 ha và Thành phố Cà Mau 500 ha.

 Theo dự báo của các Trung tâm khí hậu trên thế giới năm 2024 dự báo hiện tượng ENSO duy trì ở trạng thái La Nina với xác suất 80-90% và có khả năng kéo dài sang các tháng đầu năm 2025.

 Do ảnh hưởng của ElNSO, từ tháng 10 - 12/2024 tổng lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 5-20%, mưa lớn diện rộng trong tháng 10 nữa đầu tháng 11, mùa mưa kết thúc muộn hơn TBNN, khả năng vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12. Sau khi mùa mưa kết thúc, vẫn còn nhiều ngày xuất hiện mưa trái mùa trong nhưng tháng mùa khô cuối năm 2024 đầu năm 2025.

anh tin bai

Nhằm chủ động mùa vụ sản xuất lúa - tôm, hạn chế rủi ro diễn biến thời tiết và dịch bệnh trong sản xuất vào ngày 08/7/2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông báo số 83 về hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa cho sản xuất lúa tôm vụ mùa năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó thời gian xuống giống trong năm người dân sẽ tập trung xuống giống từ ngày 20/8 đến ngày 30/9/2024 dương lịch.

Năm nay do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nên bà con xuống giống chủ yếu tập trung các giống lúa ngắn ngày như:

- Nhóm giống chất lượng cao: OM5451, OM18, CAMAU1, Hương châu 6,…

- Nhóm giống lúa thơm đặc sản: ST24, ST25, Đài thơm 8

- Nhóm giống lúa chất lượng trung bình: OM2517, BTE1, OM576.

Mặt khác cần bố trí thời vụ và cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng, tiểu vùng cụ thể, đặc biệt phải tổ chức sản xuất tập trung cho các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa hữu cơ. Tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi giống lúa mùa địa phương dài ngày (Một bụi đỏ, Một bụi trắng,...) sang giống lúa cao sản ngắn ngày để rút ngắn thời vụ nhằm giảm thiệt hại cuối vụ khi có hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra (theo dự báo năm nay mùa mưa sẽ kết thúc sớm và sẽ chịu ảnh hưởng của ENSO từ đây đến cuối năm).

Hiện nay, công tác rửa mặn trên đất canh tác lúa - tôm đang được bà con thực hiện khá thuận lợi do đầu vụ có mưa lớn ở nhiều nơi, lượng nước trên đồng khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu rửa mặn để canh tác một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Với lợi thế này mùa vụ trong năm 2024 ước năng suất và sản lượng tương đương với năm 2023 bình quân khoảng 3,5 tấn và sản lượng ước đạt khoảng 129.853 tấn. Trên cơ sở đó từng địa phương phải tổ chức lại sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu giống lúa thích hợp với từng địa bàn, tránh rủi ro do thiên tai gây ra hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất.

anh tin bai

Tiếp tục phối hợp xây dựng các vùng nguyên liệu liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định với các doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất ổn định bền vững các vùng nguyên liệu lúa - tôm; áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng biến đổi khí hậu; tăng cường các giải pháp tổng hợp ứng phó với hiện tượng ENSO; đẩy mạnh hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, qua đó ổn định thu nhập cho nông dân và góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện nay, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa - tôm. Trong đó, tập trung mời gọi các doanh nghiệp có năng lực, uy tín tham gia liên kết từ khâu cung cấp vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến, bao tiêu sản phẩm đầu ra; tiếp tục duy trì hình thức tổ chức sản xuất liên kết giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp ở những nơi đã thực hiện và triển khai nhân rộng ra nhiều địa phương khác; giới thiệu thông tin quảng bá tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình” và “Lúa sinh thái Cà Mau” trên đất nuôi tôm, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu địa phương, giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa - tôm của tỉnh.

Cùng với đó, Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương giám sát các tổ chức, cá nhân, HTX triển khai thực hiện các hợp đồng sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao và bền vững.

Văn Đệ, Phòng TT-HL

Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 81
  • Trong tuần: 2 022
  • Tất cả: 85953